Da

Hướng dẫn cách điều trị mụn nội tiết khi mang thai

Mụn nội tiết xảy ra khi nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi. Vậy trị mụn nội tiết khi mang thai phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu mụn nội tiết ở bà bầu khi mang thai

Đây là tình trạng thường gặp khi mang thai. Trên thực tế, gần 50% phụ nữ mang thai sẽ bị nổi mụn trứng cá, mụn viêm thậm chí có người còn rất nặng. Nguyên nhân chính là do khi mang thai, nội tiết tố bị thay đổi, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu mẹ chưa từng bị mụn bao giờ nhưng khi mang thai vẫn có thể xuất hiện mụn là do nguyên nhân trên. Khi nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bầu tăng cao, da sẽ tiết nhiều bã nhờn hơn.

Trên thực tế, không thể đảm bảo rằng tất cả mọi người khi mang thai đều sẽ bị mụn trứng cá. Tuy nhiên, đối với những mẹ đã từng bị mụn trước đây hoặc bị mụn vào đầu chu kỳ kinh nguyệt sẽ có nguy cơ bị mụn cao hơn khi mang thai. Nếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ người phụ nữ không mọc mụn thì 6 tháng tiếp theo sẽ hiếm khi bùng phát mụn li ti.

Trị mụn thời kỳ này phải cẩn thận, tuy không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu mẹ tự xử lý, sử dụng sản phẩm không phù hợp thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, dù thuốc ít ảnh hưởng đến thai nhi cũng không nên dùng. Khi muốn điều trị, bạn phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

Nguyên nhân gây nổi mụn ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, mụn dễ xuất hiện hơn bình thường là do thời gian này nội tiết tố cơ thể người phụ nữ bị rối loạn. Các nghiên cứu cho thấy, thai kỳ khiến cho chất androden được tiết ra nhiều, từ đó kích thích tăng bã nhờn trên da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn nhanh chóng sinh sôi và phát triển, không chỉ trên da mặt mà còn có thể lan ra khắp cơ thể.

Thông thường mụn sẽ khởi phát cũng như trở nên tệ hơn vào những tháng đầu khi mang thai nhanh chóng thuyên giảm sau khi sinh xong. Tuy nhiên, do thời gian “hoành hành” lâu và số lượng mụn lớn… đồng nghĩa với việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, gây khó chịu, thậm chí để lại sẹo thâm, vết thâm khó loại bỏ, tàn phá làn da nặng nề.

Khi mang thai nội tiết tố cơ thể người phụ nữ bị rối loạn khiến mụn mọc nhiều

Xem thêm: Trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên đơn giản tại nhà

Do đó, hầu hết chị em khi mang thai bị mụn đều cảm thấy buồn phiền, mất tự tin và luôn mong muốn tìm cho mình phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Hướng dẫn điều trị mụn nội tiết khi mang thai

Mẹ bầu trong suốt thời kì mang thai nên giữ vệ sinh sạch sẽ và áp dụng các biện pháp trị mụn từ thiên nhiên sẽ an toàn mà vẫn hiệu quả:

Rửa mặt thường xuyên

Mỗi buổi sáng và buổi chiều bà bầu hãy rửa mặt với xà bông nhẹ chứa ít hương liệu và phụ gia. Giữ da khô thoáng sạch sẽ sẽ hạn chế sự hình thành của mụn trứng cá. Vào những giờ khác thì cũng có thể rửa mặt bằng nước ấm.

Đắp mặt nạ

Duy trì thói quen đắp mặt nạ vào các buổi tối cũng có tác dụng trị mụn trứng cá cho bà bầu. Thành phần trong các loại mặt nạ giúp lấy đi những cặn bẩn còn lưu lại trên da, giúp da căng trẻ và tăng thêm nước cho da cùng các dinh dưỡng cần thiết cho da.

Bà bầu nên đắp các loại mặt nạ từ rau quả và trái cây sẽ hiệu quả và an toàn hơn cho da. Thời gian đắp mặt nạ bà bầu cũng được nghỉ ngơi và thư giãn rất thoải mái. Bà bầu có thể đắp mặt từ mật ong, mặt nạ trái cây từ: nha đam, cà chua, dưa chuột, đu đủ, chuối, cà rốt, chuối, cà rốt..

Bí quyết make-up

Cách trị mụn nội tiết khi mang thai an toàn và hiệu quả

Xem thêm: Cách trị nám da dân gian

Nếu bà bầu có thói quen thường xuyên trang điểm thì chỉ cần thay đổi một chút cũng khiến bà bầu rạng rỡ mà vẫn an toàn cho da. Chỉ sử dụng phấn make-up khi cần thiết. Chọn phấn trang điểm không chứa dầu sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Không nên sử dụng phấn hàng ngày để che mụn trứng cá, vì có thể làm cho tình trạng mụn tồi tệ hơn.

Không chạm tay vào mụn

Trên tay có rất nhiều vi khuẩn nên không được sờ tay lên các vết mụn, có thể khiến mụn lây sang các vùng da lành khác và làm tình trạng mụn nặng hơn.

Uống đủ nước mỗi ngày

Bà bầu hãy uống đủ nước mỗi ngày để giúp trị mụn trứng cá. Bổ sung nhiều nhiều rau xanh và các loại hoa quả trong thực đơn hàng ngày để bổ sung vitamin và bảo vệ làn da. Không ăn các loại thực phẩm cay, nóng, đồ ngọt và đồ chiên xào vì chúng kích thích tiết chất nhờn làm mụn phát triển trên da trầm trọng hơn.

Hy vọng, với cách điều trị mụn nội tiết khi mang thai trên sẽ giúp bạn lấy lại làn da mịn màng, trắng sáng. Hãy cùng bạn bè, người thân thử trải nghiệm các phương pháp hữu ích này nhé!

Rate this post
Huệ

Share
Published by
Huệ

Recent Posts

Bỏ túi cách xông hơi trị cảm tại nhà hiệu nghiệm

Một trong những phương pháp trị cảm được dân gian lưu truyền từ xưa đến…

1 năm ago

Có nên xông hơi mỗi ngày không? Cách xông hơi đúng

Xông hơi là liệu pháp từ xa xưa có tác dụng giải cảm, thư giãn…

1 năm ago

Bà bầu xông hơi được không? Xông hơi cho bà bầu ảnh hưởng gì?

Bầu xông hơi giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress…nên được rất nhiều người…

1 năm ago

Xông hơi có giảm cân không? Xông hơi hiệu quả như thế nào?

Xông hơi là một cách thư giãn tuyệt vời, được nhiều người áp dụng. Nhiều…

1 năm ago

Xông mặt có tác dụng gì? Những lưu ý khi xông hơi mặt

Xông hơi mặt là một phương pháp làm đẹp đơn giản được nhiều người áp…

2 năm ago

Tìm hiểu nguyên nhân mặt ra nhiều dầu và cách chăm sóc hiệu quả

Làn da dầu thường tiết quá nhiều bã nhờn có thể gây nên tình trạng…

2 năm ago