Một trong những phương pháp trị cảm được dân gian lưu truyền từ xưa đến nay là xông hơi từ những loại lá quen thuộc. Để biết cách xông hơi trị cảm hiệu quả, đúng cách thì các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
1. Có nên xông hơi trị cảm hay không?
Thời tiết giao mùa, nóng lạnh đột ngột hay sức đề kháng yếu khiến cho vi khuẩn và virus có cơ hội tấn công gây bệnh. Khi nhắc tới bệnh cảm ngày nay thì nhiều người dùng thuốc kháng sinh để bệnh mau khỏi.
Thực tế thì kháng sinh chỉ tiêu diệt một số loại vi khuẩn nhất định mà nguyên nhân gây cảm chủ yếu không phải do vi khuẩn. Do vậy, xông hơi trị cảm có giá trị nhất định giúp làm giảm triệu chứng của bệnh hiệu quả.
Những triệu chứng cảm lạnh sẽ khiến bít tắc lỗ chân lông, khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng với những biểu hiện da khô, sốt, đau đầu, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, rát họng,…
Phương pháp xông hơi này được kết hợp với hơi nước có dược tính trong lá thực vật. Cách này có tác dụng giãn nở mao mạch, giải thoát mồ hôi, tăng cường lưu thông máu ra ngoài. Như vậy cơ thể sẽ thoải mái hơn khi thải độc và giải nhiệt tốt.
Tinh dầu có trong lá thường sẽ thẩm thấu vào lỗ chân lông, làm thông tắc ống dẫn mắt, tai, xoang, mũi có khả năng giảm đau, khó thở, chóng mặt còn giúp chống viêm hiệu quả. Do vậy, người được xông hơi trị cảm sẽ thấy dễ chịu, khoan khoái và nhẹ nhàng hơn nhiều.
Do vậy xông hơi trị cảm bằng lá thảo dược được coi là phương pháp dân gian chữa bệnh vừa hiệu quả, tiết kiệm và dễ làm.
>>> Xem thêm: Có nên xông hơi mỗi ngày không? Cách xông hơi đúng
2. Bỏ túi cách xông hơi trị cảm tại nhà hiệu quả
Nguyên liệu xông hơi trị cảm rất dễ kiếm và dễ mua với chi phí rẻ. Mỗi loại lá bạn dùng để xông hơi sẽ có công dụng khác nhau, do vậy để xông hơi khi bị cảm thì bạn hãy dùng các loại lá dưới đây:
- Lá bưởi: Lá bưởi có mùi thanh dịu nhẹ, tinh dầu trong lá có tác dụng giải tỏa căng thẳng, trị nhức đầu, tiêu thực, sốt lao và giải cảm cực kỳ tốt;
- Lá tre và sả: Dù rất ít khi được nhắc đến trong danh sách thảo dược trị bệnh nhưng lá tre khi xông hơi trị cảm giúp tăng tiết mồ hôi trên cơ thể, giúp làm sát khuẩn, giảm sốt, tiêu đờm, giải nhiệt và thanh tâm. Sả có công dụng khử uế, ấm bụng, giảm đau bụng, tiêu đờm, hạn chế một số triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi, ho và nôn mửa;
- Lá bạc hà: Có công dụng sát khuẩn ngoài da với tai mũi họng, tiêu trừ nhức đầu, kháng viêm, sổ mũi và đau họng;
- Lá ngải cứu: Có tác dụng điều hòa lưu thông khí huyết, cầm máu rất tốt;
- Lá hương nhu: Dùng để trị nhức đầu, cảm nắng, giải tỏa tình trạng sốt nóng, tăng tiết mồ hôi;
- Lá tía tô: trị cảm mạo, khu phong trừ hàn rất tốt.
Để tăng cường tác dụng xông hơi trị cảm thì người bệnh có thể kết hợp các loại lá khác nhau và thực hiện như sau:
- Bước 1: Lấy 1 nắm lá trên mang đi rửa sạch, cho vào nồi nước rồi đun trong vòng 5 – 10 phút thì tắt bếp;
- Bước 2: Người bệnh ngồi trong phòng kín gió, lấy chăn mỏng phủ kín đầu và thân người;
- Bước 3: Nồi nước lá vừa đun xong còn nóng thì để xông trước mắt người bệnh, khăn phủ kín miệng để ngăn hơi nước thoát ra ngoài;
- Bước 4: Mở vung nồi hé từ từ ra sao cho hơi nước bốc lên dần dần. Cần chú ý cẩn thận tránh để bị bỏng;
- Bước 5: Khi xông hơi trị cảm thì người bệnh hít thở sâu, chậm rãi để tinh dầu trong lá đi vào đường hô hấp, khi đó mồ hôi có thời gian toát ra qua các lỗ chân lông;
- Bước 6: Đợi bệnh nhân hết cảm giác gai người thì cơ thể nhẹ nhõm, sảng khoái hơn, sau đó dừng lại;
- Bước 7: Lấy khăn khô lau mồ hôi và thay quần áo, nghỉ ngơi giúp phục hồi thể trạng sức khỏe.
Người bị cảm thông thường thì tuần chỉ nên xông hơi từ 1 – 2 lần. Chú ý, tuyệt đối không nên lạm dụng phương pháp này quá nhiều, liên tục mỗi ngày sẽ khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi khiến cho bệnh càng nặng hơn.
3. Xông hơi trị cảm cần lưu ý điều gì?
Phương pháp xông hơi trị cảm bằng lá thảo dược rất lành tính, mang lại hiệu quả cao nhưng không phải ai cũng phù hợp sử dụng. Những trường hợp tránh xông hơi trị cảm như sau:
- Bệnh nhân bị sốt siêu vi;
- Người sốt cao, không sợ lạnh, không khát nước mà sợ nóng, ra nhiều mồ hôi;
- Người có thể trạng suy nhược;
- Trẻ em, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai hay vừa mới sinh nở;
- Người cao tuổi;
- Người mắc bệnh tim mạch, hay cao huyết áp;
- Bệnh nhân bị sốt xuất huyết, mắc bệnh ngoài da, tiêu chảy hay người vừa uống nhiều rượu bia xong.
>>> Bạn có biết: Bà bầu xông hơi được không? Xông hơi cho bà bầu ảnh hưởng gì?
Ngoài ra khi xông hơi thì bạn cần chú ý điều dưới đây:
- Nồi nước lá tránh đun sôi quá lâu khiến cho tinh dầu có lợi trong lá bay mất. Nếu không có lá thì bạn có thể thay thế bằng tỏi giã nát và thực hiện tương tự các bước ở trên;
- Tránh tăng nhiệt độ đột ngột khi xông hơi mà chỉ cần hé vung nồi từ từ để hơi nước thoát ra chậm;
- Xông hơi xong thì bạn không nên tắm ngay. Khi đó lỗ chân lông đang mở thì việc tắm bằng nước nóng hay lạnh sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và dễ bị cảm;
- Xông hơi xong thì người bệnh có thể ăn bát cháo tía tô, cháo hành, uống nước ấm và nghỉ ngơi tại chỗ, lau khô người cho thoáng khí;
- Trường hợp bị cảm trên 3 ngày mà triệu chứng không thuyên giảm, bội nhiễm tránh nên xông hơi mà tốt nhất hãy đưa đến cơ sở y tế điều trị kịp thời.
Với chia sẻ trên đây giúp bạn biết cách xông hơi trị cảm bằng lá thảo dược an toàn và hiệu quả. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo cập nhật tin tức hữu ích chăm sóc cơ thể khi bị cảm. Chúc bạn nhiều sức khỏe!