Bà bầu xông hơi được không? Xông hơi cho bà bầu ảnh hưởng gì?

Bầu xông hơi được không?

Bầu xông hơi giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress…nên được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc bầu xông hơi được không? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Xông hơi có công dụng gì?

Xông hơi vừa có công dụng làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress vừa giúp chữa bệnh hiệu quả. Có hai loại xông hơi khô và xông hơi ướt mang đến công dụng khác nhau.

Xông hơi khô làm tăng nhiệt độ cơ thể giúp thanh lọc và trẻ hóa da rất tốt. Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa mụn và loại bỏ độc tố hiệu quả. Phương pháp xông hơi này giúp làm giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện tinh thần tốt. Nếu biết xông hơi đúng cách còn giúp đốt cháy mỡ thừa và giúp thân nhiệt ổn định ở mức 37 độ C.

Bầu xông hơi được không?
Xông hơi có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Xông hơi ướt là phương pháp cải thiện trẻ hóa da và hạn chế mụn trứng cá hiệu quả. Lợi ích chung của xông hơi giúp cơ thể được thư giãn, tránh căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời còn làm giảm đau khớp và cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả.

Xông hơi ướt giúp thư giãn cơ thể tránh căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời giúp giảm đau các khớp và cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả hơn. Từ đó giúp tăng cường sức đề kháng để tránh được viêm xoang, viêm phế quản. Phương pháp xông hơi này còn giúp làm giãn nở nang tóc để mang đến mái tóc mềm mượt hơn.

Có thể kết luận, xông hơi mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và được thực hiện đúng thời gian. Tuyệt đối không được xông hơi quá nhiều gây phản tác dụng ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Trường hợp xông hơi quá lâu khiến cơ thể thiếu oxy, mất nước, chóng mặt. Thời gian xông hơi tốt nhất là từ 10 – 15 phút khi ăn no hoặc khi đói.

>>> Xem thêm: Xông hơi có giảm cân không? Xông hơi hiệu quả như thế nào?

2. Bà bầu xông hơi được không?

Bà bầu ngồi trong phòng xông hơi thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao. Khi đó nước ối cũng nóng lên ảnh hưởng đến thai nhi. Tình trạng này rất nguy hiểm bởi nó sẽ ngăn chặn và phá hủy quá trình chuyển oxy cho bé.

Theo các bác sĩ khuyến cáo, nhiệt độ cơ thể mẹ cao hơn 38 độ C thì thai nhi rất dễ bị khuyết tật, dẫn đến mất nước về sau. Nhất là giai đoạn 3 tháng đầu của trẻ, do vậy các bà bầu nên tránh xông hơi trong 3 tháng đầu. Như vậy thì bạn đã giải đáp được câu hỏi bà bầu xông hơi được không?

Không chỉ vậy, xông hơi cảm cúm khi mang thai còn khiến cho bà bầu chóng mặt, ngạt thở và giảm huyết áp do áp lực của hơi nóng lên mặt. Tình trạng này gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ với bé.

Các bà bầu cần phải lựa chọn phương pháp an toàn như sử dụng tinh dầu tỏi, tràm, uống nước ấm hay bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Đồng thời nên ngủ đủ giấc và dùng nước muối sinh lý chữa bệnh nhanh và an toàn.

3. Nếu lỡ xông hơi trong lúc mang thai có ảnh hưởng gì?

Chị em phụ nữ thường chọn phương pháp xông hơi giúp làm giải tỏa stress. Trường hợp bị cảm thì xông hơi có tác dụng giảm cân nhưng không biết mình có thai. Do vậy nếu lỡ xông hơi nhiều thì chị em nên đi thăm khám, kiểm tra sức khỏe thai nhi, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu.

Bầu xông hơi được không1
Bầu không nên xông hơi ở bất kỳ trường hợp nào

Theo các bác sĩ sản khoa thì không nên xông hơi, bởi việc xông hơi thời điểm nào trong thai kỳ cũng nguy hiểm tới sức khỏe thai nhi. Đây cũng là câu trả lời bà bầu có nên xông hơi không. Trường hợp bị cảm cúm lâu ngày thì có thể áp dụng phương pháp chữa an toàn hơn thay vì xông hơi.

Xông hơi có tác dụng tốt cho sức khỏe nếu biết thực hiện đúng cách với người bình thường. Dẫu vậy, cách này không tốt cho phụ nữ mang thai do vậy bà bầu không được áp dụng phương pháp này. Nếu lỡ xông hơi trong thời kỳ mang thai thì nên đi khám ngay để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

>>> Xem thêm: Xông mặt có tác dụng gì? Những lưu ý khi xông hơi mặt

4. Các phương pháp thay thế xông hơi khi mang thai

Một số phương pháp chăm sóc mẹ bầu mà các mẹ có thể tham khảo:

  • Mẹ bầu bị cảm cúm thì có thể tăng cường vitamin C từ nước chanh, gừng, cam, dùng tinh dầu tỏi, tràm,… thay thế phương pháp xông hơi, hoặc dùng nước muối sinh lý súc miệng hay uống nước ấm.
  • Khi bị đau lưng: chú ý đi đúng tư thế, dùng đệm ngủ mềm vừa phải, nên nằm nghiêng sang trái để dinh dưỡng và máu lưu thông tốt cho thai nhi.
  • Kết hợp massage bấm huyệt giúp cơ thả lỏng, thư giãn.

Bài viết trên đây giúp bạn giải đáp câu hỏi bà bầu xông hơi được không? Đồng thời biết cách chăm sóc cơ thể tốt hơn khi đang mang thai. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật tin tức hữu ích khác. Chúc bạn sức khỏe!

Related Post