Mụn nước ở miệng là bệnh viêm da thường gặp, gây tâm lý hoang mang cho người bệnh vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Để giúp bạn hiểu rõ về triệu chứng này, bài viết xin chia sẻ thông tin về bệnh và bài thuốc điều trị mụn nước ở miệng hiệu quả.
1. Mụn nước ở trong miệng là bệnh gì?
Theo những chuyên gia da liễu, hiện tượng xuất hiện những mụn nước ở trong niêm mạc miệng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau như: giai đoạn đầu của bệnh nhiệt miệng, nốt Koplick trong những ngày đầu của bệnh sởi, mụn nước trong bệnh thủy đậu ,…
Mụn nước ở miệng là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau
Với những trường hợp mắc bệnh nhiệt miệng, khởi phát có thể là những vết xây xước ở trong niêm mạc miệng hoặc những mụn nước sau đó bị vỡ ra và quá trình viêm loét phát triển. Ở mức độ nhẹ, sức đề kháng của cơ thể tốt, các loét này có thể tự khỏi, nếu không các ổ loét lan rộng và sâu gây đau buốt, khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Khi đó sẽ cần phải điều trị bằng các thuốc kháng sinh dạng uống và bôi tại chỗ kết hợp với vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm : Mụn nước sau khi phun môi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
2. Những thuốc thường được sử dụng để điều trị mụn nước ở miệng
Thuốc kháng virus: Chọn một trong ba loại acyclovir, famcyclovir, valacylovir. Trường hợp nhẹ hay nặng đều nên dùng vì thuốc làm rút ngắn thời gian, giảm tái phát, giảm mức trầm trọng của bệnh. Dùng càng sớm càng tốt, ngay khi có dấu hiệu của bệnh.
Dùng liều cao ngay từ đầu , chẳng hạn như acyclovir mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 400 mg, mỗi đợt 5 ngày. Riêng với người bệnh có nhiễm HIV, liệu trình sử dụng tối thiểu 10 ngày, nếu dùng đường uống thì thuốc duy nhất được chọn là famcyclovir. Với những trường hợp cần thiết, có thể dùng acyclovir qua đường truyền tĩnh mạch.
Thuốc giảm đau: Đau thường không dữ dội nhưng kéo dài, gây khó chịu, nên chọn loại thuốc thông thường, ít gây tai biến.
Thuốc bôi tại chỗ: Trường hợp nặng hay nhẹ đều cần dùng. Bệnh nhẹ có khi chỉ cần dùng thuốc bôi ngoài là khỏi. Thuốc chăm sóc tại chỗ gồm: kem kháng virus acyclovir 5% có tác dụng như loại uống nhưng mức độ thấp hơn; các thuốc chống bội nhiễm (như dung dịch povidin, dung dịch milian) làm khô nhanh các vết trợt lở và đóng vảy; kem chống nắng bôi môi có chỉ số SPF khoảng 15; kem làm giảm đau xylocain.
Khi bị mụn nước ở miệng, cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Bên cạnh đó, cần súc miệng bằng nước muối, tắm nước ấm hay dung dịch thuốc tím pha loãng. Không nhất thiết phải dùng tất cả mà chỉ chọn loại cần thiết .
Thuốc ngăn ngừa tái phát: Chỉ sử dụng thuốc ngừa tái phát thường xuyên, lâu dài với những trường hợp mỗi năm tái phát 6 lần trở lên. Có thể sử dụng một trong 3 thuốc kháng virus acyclovir, famcyclovir, valacylovir.
3. Tham khảo bài thuốc tự nhiên chữa mụn nước ở miệng
Để giúp bạn điều trị mụn nước ở miệng hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc tự nhiên dưới đây:
- Sử dụng tinh dầu trà xanh: Tinh dầu trà xanh có tính sát trùng nhẹ. Trước khi đi ngủ, bạn có thể xoa tinh dầu trà xanh lên vết thương. Nó có thể điều trị hiệu quả mụn rộp sau một vài lần sử dụng.
- Chườm đá : Một vài viên đá lạnh có tác dụng tức thì đối với những vết mụn rộp. Bạn có thể nghiền nhỏ đá, bọc trong khăn sạch để chườm lên vùng bị mụn vài lần mỗi ngày. Đá lạnh giúp giảm sưng và đau tức thì. Tuy nhiên, bạn cần giặt sạch hoặc thay khăn chườm đá sau mỗi lần sử dụng bởi virut gây mụn rộp có thể lưu trên chúng.
- Mật ong: Mật ong được đánh giá là dược phẩm thiên nhiên đa công dụng. Đây cũng là phương thuốc tự nhiên điều trị hiệu quả các vết mụn rộp và không có tác dụng phụ. Bạn dùng tăm bông bôi mật ong lên vùng da bị mụn và rửa sạch sau 30 phút.
- Trà đen: Với đặc tính kháng virut, kháng viêm, trà đen rất hiệu quả trong việc giảm đau do mụn rộp. Bạn có thể ngâm túi trà đen trong nước ấm vài phút trước khi dùng để chườm vết thương.
Trên đây là chia sẻ về bệnh mụn rộp ở miệng cũng như một số cách điều trị hiệu quả. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Lưu ý: Thông tin về cách dùng thuốc chữa mụn rộp ở miệng chỉ mang tính chất tham khảo, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.