Dấu hiệu tóc rụng nhiều là bệnh gì? Có cách nào để khắc phục không?

toc-rung-nhieu-la-benh-gi

Rụng tóc nhiều bất thường sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bên cạnh đó còn do nguyên nhân của bệnh lý gây ra. Vậy dấu hiệu tóc rụng nhiều là bệnh gì? Có cách nào để khắc phục không? Để có câu trả lời chi tiết, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Tóc rụng nhiều là gì?

Tóc rụng được coi như hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể bởi mỗi sợi tóc sẽ có tổng thời gian sống từ 8 tháng đến 5 năm sẽ rụng đi và thay vào đó mọc lên sợi mới.

Trung bình lượng tóc rụng do sinh lý là từ 50 – 100 sợi tóc, tuy nhiên nếu khoảng hơn 100 sợi hoặc lượng tóc con mọc ra ít hơn so với lượng tóc rụng đi gây ra hói một mảng lớn trên da đầu hay tóc thưa nhìn rõ chân tóc sẽ là bất thường và đáng lo ngại.

toc-rung-nhieu-la-benh-gi1
Tóc rụng nhiều có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới

Xem thêm:

Tóc rụng nhiều là bệnh gì?

Có một số nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng rụng tóc  nhiều hơn 100 sợi/ ngày, vậy tóc rụng nhiều do đâu?

Do hiện tượng lão hóa

Cơ thể già đi sẽ có nhiều sự thay đổi diễn ra, lúc này hệ thống xương khớp bị ảnh hưởng, cơ quan trong cơ thể suy giảm chức năng, hệ miễn dịch hoạt động kém hơn… Tóc cũng sẽ như vậy, khi lớn tuổi tóc yếu đi, dễ gãy rụng, đổi màu.

Chính vì vậy người già tóc sẽ bạc và mỏng hơn rất nhiều khi còn trẻ. Quy trình lão hóa này diễn ra tự nhiên và không có cách nào để khắc phục.

Do cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng

Khi cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng cho các hoạt động của cơ thể sẽ gây ra tình trạng tóc rụng nhiều không rõ nguyên nhân.

Tóc cũng giống các cơ quan khác cần có đầy đủ chất dinh dưỡng nếu thiếu hụt sẽ dẫn đến suy yếu và gây ra rụng tóc.

Do vấn đề về nội tiết tố

Nội tiết tố của cơ thể sẽ có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người, đặc biệt khi nội tiết tố có vấn đề gây đến những vấn đề bất thường.

Đặc biệt trường hợp phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh, những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, nội tiết tố thay đổi nên tóc rụng nhiều hơn và không còn dày như lúc trẻ.

Hóa – xạ trị ung thư

Hóa – Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị bệnh ung thư, tuy nhiên sẽ gây ra phản ứng phụ là tóc rụng nhiều. Bất kể ai khi phải điều trị theo phương pháp này đều bị rụng tóc nhiều nhưng sau khi ngừng điều trị tóc sẽ dần mọc trở lại.

Mất ngủ

Tình trạng mất ngủ kéo dài dẫn đến ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là rụng tóc. Ngủ một giấc đầy đủ sẽ giúp cơ thể nghỉ ngơi, đào thải độc tố, đồng thời tái tạo năng lượng cho ngày mới.

Căng thẳng

Trạng thái căng thẳng gây ra các ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, hệ thần kinh, không chỉ vậy điều này còn làm rút ngắn chu kỳ phát triển của tóc và rụng tóc kéo dài.

Do thiếu máu

Sức khỏe của cơ thể bị ảnh hưởng do thiếu máu, khi đó tóc không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ dễ bị suy yếu, gãy rụng.

Buồng trứng đa nang

Đây là căn bệnh sẽ xảy ra ở nữ giới do liên quan đến rối loạn nội tiết tố. Trong đó triệu chứng phổ biến của bệnh là kinh nguyệt bất thường, tóc rụng nhiều…

Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp của cơ thể có vấn đề sẽ làm cho nang tóc phát triển chậm, bị suy yếu và rụng tóc. Trường hợp thấy tóc rụng nhiều bất thường nên đi khám tại cơ sở Y tế chuyên khoa để phát hiện sớm bệnh.

Bệnh da đầu

Các bệnh lý về da đầu như nấm tóc, nấm da đầu… Chính là một trong những nguyên nhân gây ra rụng tóc nhiều.

Di truyền

Rối loạn di truyền liên quan đến nội tiết tố androgen và sự gia tăng bất thường của enzyme 5 alpha – reductase sẽ có nguy cơ gây ra rụng tóc kiểu hói Androgenetic. Ở cả nam và nữ giới đều có thể gặp phải tình trạng rụng tóc hói.

toc-rung-nhieu-la-benh-gi2
Để biết chính xác nguyên nhân gây ra rụng tóc nên đi khám tại các cơ sở Y tế chuyên khoa

Bệnh tim

Có nghiên cứu chỉ ra rằng chứng hói đầu nam giới thường xuyên gặp phải có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim diễn ra trước độ tuổi 40. Đặc biệt những người tóc rụng nhiều ở đỉnh đầu sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim lớn.

Ngoài ra khi các mạch máu cực nhỏ ở da đầu bị bẹp sẽ gây trở ngại lớn cho vi tuần hoàn da đầu, như vậy sẽ xuất hiện hàng loạt những triệu chứng như rụng tóc nhiều hoặc làm gia tăng lượng Dihydrotestosterone.

Bệnh Đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường thường gặp phải các triệu chứng điển hình là tóc rụng nhiều từng vùng. Bởi vì cơ thể người bệnh không sử dụng những chất dinh dưỡng từ thực phẩm ăn vào, bên cạnh đó hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc gây ra tình trạng mảng tóc rụng trên đầu.

Cách khắc phục khi tóc rụng nhiều

Trường hợp thấy tóc rụng nhiều trong suốt thời gian dài, tốt nhất nên đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và có cách điều trị phù hợp nhất vì mỗi nguyên nhân khiến rụng tóc sẽ có sự khác nhau về cách xử lý.

Tùy từng nguyên nhân sẽ có cách khắc phục riêng biệt hoặc rất khó để cải thiện tình trạng này, rụng tóc nhiều do lão hóa không thể khắc phục được hoàn toàn nên cần chú ý đến việc chăm sóc tóc, để tinh thần luôn thoải mái, bổ sung đầy đủ những dinh dưỡng qua các bữa ăn hàng ngày. Trường hợp tóc bị rụng do bệnh lý tuyến giáp hay đa nang buồng trứng cần điều trị bệnh lý đó trước.

Một số những biện pháp khắc phục tình trạng rụng tóc tại nhà bằng những nguyên liệu có từ thiên nhiên như:

  • Sử dụng dầu dừa để cải thiện tình trạng tóc chẻ ngọn, ngăn ngừa tình trạng rụng tóc giúp tóc óng mượt, chắc khỏe
  • Dùng hỗn hợp trứng gà mật ong, massage đều lên tóc trong quá trình gội đầu và ủ trong khoảng 15 phút sau đó gội lại với nước sạch
  • Nước ép hành tây thoa đều lên da đầu, duy trì 1 lần/ tuần để cải thiện tình trạng rụng tóc hiệu quả
  • Nấu nước gội đầu từ vỏ bưởi tươi là cách giảm rụng tóc dễ thực hiện, an toàn và hiệu quả cao

Ngoài ra những người bị rụng tóc nhiều nên lựa chọn loại dầu gội đầu phù hợp, tránh sử dụng thuốc nhuộm thường xuyên vì hóa chất cũng là yếu tố gây ra tóc dễ gãy rụng.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên từ cosmovietnam.com.vn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tóc rụng nhiều là bệnh lý gì? Cách khắc phục như thế nào? Từ đó có cách chăm sóc tóc tốt nhất hoặc thăm khám nếu trường hợp rụng tóc nhiều không thuyên giảm trong thời gian dài.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Post