Mụn ở lòng bàn chân mang tới một cảm giác rất khó chịu và ngứa ngay. Tuy nhiên, để chữa trị được vấn đề này chúng ta cần biết nguyên nhân là gì. Dưới đây là nguyên nhân dẫn đến mụn nước ở lòng bàn chân bạn cần biết.
Nguyên nhân dẫn đến mụn nước ở lòng bàn chân
Vỡ mạch máu
Tuy không phổ biến như những nguyên nhân khác nhưng sự vỡ mạch máu có mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều. Cụ thể, khi những mạch máu rất nhỏ ở lớp biểu bì của chúng ta bị vỡ ra thì sẽ xuất hiện tình trạng rò rỉ máu vào các lớp mô. Sau khi tế bào da bị chèn ép bởi máu, tế bào bạch cầu sẽ xuất hiện ngay lập tức để bảo vệ da, chính vì thế mà hình thành nên những mụn nước trên da.
Viêm da tiếp xúc
Xem ngay: chăm sóc da sau khi phi kim tế bào gốc để biết cách làm cụ thể
Tỷ lệ người bị viêm da tiếp xúc chưa hề có dấu hiệu giảm đi sau mỗi năm, bởi chỉ cần bề mặt da có sự tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng thì các vấn đề sẽ ngay lập tức xảy ra.
Cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ tự hình thành những dị ứng với các chất khác nhau, mức độ khi bị viêm da cũng không giống nhau. Khi viêm da tiếp xúc diễn ra, trên da sẽ bắt đầu ngứa ngáy, sưng đỏ và xuất hiện những vết phồng rộp. Theo đó, mụn nước sẽ xuất hiện ngay sau khi da tiếp xúc với các chất dị ứng, theo thời gian nó sẽ bị phơi nhiễm dần.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số thứ dễ gây ra viêm da tiếp xúc như: nọc của côn trùng, hóa chất (có trong chất tẩy rửa, sữa tắm, dung môi hóa học), Sunfat, Coban, Niken, phấn hoa v.v…
Ma sát và áp lực
Tổ hợp ma sát và áp lực không chỉ gây ra mụn nước ở bàn chân mà còn là nguyên nhân của nhiều mụn nước trên cơ thể. Lý giải cho việc này là do da bàn chân phải liên tục cọ xát vào giày, tất hoặc các bề mặt gồ ghề khác, gây nên kích ứng và viêm sưng thường xuyên.
Từ những sưng đau hay bị bỏ qua như vậy, gặp điều kiện thuận lợi sẽ khiến da bị phồng rộp lên. Và nếu vị trí bị tổn thương tiếp tục bị kích thích hoặc chịu áp lực thì sẽ xuất hiện tình trạng nứt da. Ngay sau khi da bị hở, các tế bào bạch cầu sẽ nhanh chóng tập hợp để lấp đầy và thực hiện nhiệm vụ kháng khuẩn, bảo vệ các mô bên dưới. Đây cũng chính là cơ chế hình thành mụn nước.
Da bị bỏng (phỏng)
Khi da chúng ta phải tiếp xúc với chất lỏng/rắn/khí ở nhiệt độ trên cao thì sẽ xuất hiện tình trạng bỏng da. Không những mang đến cảm giác đau rát, đỏ da thì bỏng còn khiến cho da bị nổi các mảng mụn nước.
Cụ thể, khi da bị bỏng cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tự tạo ra một lớp da phồng lên để bảo vệ các lớp mô bên dưới khỏi sự hư hại từ nhiệt độ cao. Thời gian để mụn nước phát triển sau khi bị bỏng (thường là do nhiệt hoặc do cháy nắng) là từ 1-2 ngày, đối với các dạng bỏng nặng hơn thì mụn nước có thể xuất hiện ngay lập tức.
Click ngay: mụn nước ở chân để biết các nguyên nhân
Vết bỏng tuy lại cảm giác đau đớn nhưng sẽ lành lại sau một thời gian ngắn, chính vì vậy mà nhiều người hay bỏ qua sự xuất hiện của các mụn nước. Mụn nước do bỏng có thể tồn tại ngay cả khi vùng da bỏng đã hồi phục.
Bên cạnh bỏng ở nhiệt độ cao thì bỏng lạnh cũng sẽ mang đến những tác hại không thể xem thường, thậm chí còn nguy hiểm hơn. Nhiệt độ quá lạnh sẽ có thể gây tê cứng, đóng băng và sau đó là giết chết các tế bào trong da. Bỏng lạnh có xu hướng xuất hiện ngay lập tức sau khi da tiếp xúc với nhiệt độ cực thấp, sinh ra các mụn nước có kích thước nhỏ.
Một số bệnh lý về da
Bạn nên biết rằng bất cứ vấn đề nào gây tổn thương đến làn da cũng đều có thể khiến da trở nên phồng rộp. Không chỉ riêng bàn chân, mụn nước còn là triệu chứng của một số bệnh lý về da như: thủy đậu, chàm, tổ đĩa…
Bên cạnh đó, sự suy yếu hệ miễn dịch ở da, bệnh tiểu đường, những tổn thương ở hệ thần kinh cũng có khả năng gây mất cảm giác ở bàn chân và sinh ra những mụn nước li ti. Người bị thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ bị mụn nước ở bàn chân cao hơn những người khác do bàn chân phải chịu áp lực lớn lâu ngày.
Trên đây là nguyên nhân dẫn đến mụn nước ở lòng bàn chân bạn cần biết . Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.