Nguyên nhân dẫn đến mụn nước ở chân và những dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Mụn nước ở chân là bệnh lý đã từng gặp của nhiều người.Tuy nhiên, mụn có thể nguy hiểm hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Dưới đây là nguyên nhân dẫn đến mụn nước ở chân và những dấu hiệu bệnh nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến mụn nước ở chân

Nổi mụn nước ở chân cũng có thể phát triển sau khi bị cháy nắng. Các nguyên nhân có thể khác của mụn nước ở bàn chân bao gồm:

  • Băng giá
  • Dị ứng
  • Tiếp xúc với hóa chất (mỹ phẩm hoặc chất tẩy rửa)
  • Nhiễm nấm
  • Thủy đậu
  • Nhiễm khuẩn
  • Mụn rộp
  • Bệnh chàm

Mọc mụn nước ở chân là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm

Mun-nuoc-co-the-la-dau-hieu-cua-benh
Mụn nước có thể là dấu hiệu của bệnh

Xem ngay: chăm sóc da sau khi phi kim tế bào gốc để biết cách làm cụ thể

Lên mụn nước ở chân như đã kể trên gây ra bởi nhiều yếu tố khách quan từ môi trường. Tuy nhiên, bọng nước ở chân còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm khác, không nên coi thường. Một số bệnh điển hình như sau:

+ Bệnh thủy đậu: Các nốt mụn nước mọc li ti ở chân và dần lan sang các vị trí khác. Khi các nốt mụn nước vỡ ra sẽ khiến dịch chảy ra, nếu không điều trị sớm sẽ dễ để lại sẹo hoặc viêm nhiễm.

+ Bệnh ghẻ nước: Nguyên nhân do kí sinh trùng gây nên, làm nổi các đốm mụn nước ở chân li ti. Các nốt này có thể gây ngứa ngày nhiều, nhất là về đêm. Bệnh còn dễ lây lan sang cho người khác khi tiếp xúc và dùng chung đồ đạc cá nhân.

+ Bệnh chàm tổ đỉa: Vi khuẩn gây bệnh cư ngụ và gây hại cho bàn chân, tổn thương lớp thượng bì của da, gây mọc mụn nước ở chân khiến người bệnh khó chịu.

Chẩn đoán nổi mụn nước ở bàn chân

Một vết phồng rộp chân do ma sát thường hết trong vài ngày với các phương pháp điều trị tại nhà.

Thật không may, một số mụn nước không đáp ứng với điều trị tại nhà hoặc xấu đi theo thời gian. Gặp bác sĩ nếu vết phồng rộp gây đau dữ dội hoặc ngăn cản việc đi lại. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu bị sốt, buồn nôn hoặc ớn lạnh kèm theo vết phồng chân. Đây có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng.

Mọc mụn nước ở chân trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ em bị mọc mụn nước ở dưới lòng bàn chân là dấu hiệu liên quan đến một số bệnh như: chân miệng, chàm hay côn trùng cắn ( kiến ba khoang, kiến lửa, ong đốt)

Nếu trẻ bị mọc mụn nước ở chân và kèm dấu hiệu sốt nhẹ, có vết loét ở miệng thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng.

Nếu trẻ bị nổi mụn ở một bên chân và nốt mụn to hơn hạt đậu giống vết bỏng thì khả năng cao là do các loại nọc độc côn trùng đốt.

Chân lên mụn nước đỏ ở trẻ em còn là dấu hiệu của bệnh thủy đậu, các nốt mụn nước dần lan rộng sang vùng da khác, tập trung nhiều ở vùng ngực, bụng và thưa dần ở lòng bàn chân.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mọc mụn nước ở chân

Nam-ro-benh-tinh-de-gap-bac-si
Nắm rõ bệnh tình để gặp bác sĩ

Click ngay: cách giảm cân bằng yến mạch trong 1 tháng để biết cách làm cụ thể

  • Bố mẹ cần nắm rõ bệnh tình và cần thiết nên đến gặp bác sĩ để có hướng xử lý đúng, tránh việc tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc dị ứng hoặc giảm ngứa, giảm viêm, vì có thể dẫn đến viêm nhiễm.
  • Nếu là do vết côn trùng thì bố mẹ chỉ cần vệ sinh vùng da quanh vết côn trùng bằng nước muối sinh lý rồi mới bôi thuốc cho bé theo đơn của bác sĩ.
  • Làn da của trẻ rất nhạy cảm, bố mẹ nên cẩn trọng khi sử dụng các loại lá theo bài thuốc dân gian để dùng cho trẻ, bởi nhiều loại lá có sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, nếu rửa không sạch sẽ gây hại cho da.

Trên đây là nguyên nhân dẫn đến mụn nước ở chân và những dấu hiệu bệnh nguy hiểm. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Rate this post

Related Post