Tìm hiểu nguyên nhân mụn nước ở mí mắt và cách điều trị hiệu quả

Mụn mang lại cảm giác rất cộm và ngứa cho chúng ta. Đặc biệt là mụn nước ở mí mắt. Xử lý mụn nước cũng cần nắm rõ được nguyên nhân và cách làm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân mụn nước ở mí mắt và cách điều trị hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân mụn nước ở mí mắt

Bờ mi mắt là nơi tập trung của các tuyến bã dưới dạng mỡ, phủ lên lớp nước mắt, giúp làm giảm sự bốc hơi của nước mắt. Nếu không có hoạt động này thì nước mắt sẽ bốc hơi nhanh, tuyến lệ làm việc không kịp, gây khô rát cho giác mạc, kết mạc.

Trong một số trường hợp, do tạng người hay tính chất công việc, tập quán sinh hoạt, chất bã được tiết ra nhiều. Phần nước của chất bã sẽ bị đẩy ra trước, gây các mụn nước.

Mụn nước mọc ở mắt có nguy hiểm?

Mun-nuoc-co-the-gay-ra-viem
Mụn nước có thể gây ra viêm

Xem ngay: chăm sóc da sau khi phi kim tế bào gốc để biết cách làm cụ thể

Nếu gặp bụi bẩn, các nốt đó sẽ viêm, nhiễm trùng, có khi thành mủ, màu vàng, gây viêm nang tuyến bờ mi. Trong trường hợp nước ra hết, chất bã khô lại thành nhân nhọn như mụn trứng cá, gây cảm giác nhói khi chớp mắt. Thông thường, phổ biến nhất là tình trạng nổi hạt trắng ở mí mắt dưới.

Mặc dù mụn không gây đau cũng không gây đỏ, có một số trường hợp mụn có thể tự mọc và có thể tự lặn nhưng tình trạng này vẫn gây cho người bệnh cảm giác cộm cộm, ngứa mi mắt, đổ ghèn nhiều hơn bình thường.

Phòng tránh mí mắt nổi mụn nước

Bạn có thể phòng tránh mụn nước ở mí mắt cũng như mặt bị nổi mụn nước bằng cách sau:

  • Hạn chế ăn các đồ gia vị cay nóng như tỏi, tiêu, hành sống, ớt, sả…
  • Ngủ đủ giấc không nên đọc sách khi quá khuya, tránh tình trạng mắt mệt mỏi.
  • Sau một ngày làm việc mệt mỏi của đôi mắt, bạn nên vệ sinh mắt, rửa sạch những bụi bẩn trong mắt cũng như ngoài vùng mắt.
  • Bạn cũng có thể uống dầu cá để ngăn ngừa mụn quay trở lại, vì trong dầu cá có vitamin A rất tốt cho mắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để khắc phục.

Cách điều trị mí mắt nổi mụn nước an toàn và hiệu quả nhất

 

Ve-sinh-dung-cach
Vệ sinh đúng cách

Click ngay: mụn nước ở lòng bàn chân để biết nguyên nhân

  • Đắp gạc ấm: Lấy một miếng gạc hoặc khăn sạch thấm nước ấm, vắt ra và đắp lên mi mắt khép kín trong ít nhất một phút. Lặp lại hai hoặc ba lần, nhúng nước ấm khi gạc nguội đi. Việc này làm mềm, nới lỏng các vảy, mảng bám quanh lông mi và tan dầu từ các tuyến bờ mi gần đó.
  • Tẩy tế bào chết bờ mi: Sử dụng khăn sạch, tăm bông hoặc gạc không sợi ngâm trong nước ấm, nhẹ nhàng cọ bờ mi ở phần gốc lông mi trong khoảng 15 giây cho mỗi bên mắt.
  • Thuốc mỡ kháng sinh: Sử dụng ngón tay hoặc tampon sạch, nhẹ nhàng thoa một lượng nhỏ vào bờ mi, ngay chân lông mi trước khi đi ngủ. Việc lựa chọn thuốc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa.
  • Dinh dưỡng: Các nghiên cứu cho thấy việc thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định có thể góp phần gây viêm nang tuyến bờ mi. Hiện tượng mất cân bằng của các axit béo omega cho thấy sự liên quan đến việc tiết bất thường của các tuyến dầu giúp bôi trơn mắt. Người bệnh cần hạn chế ăn đồ gia vị cay nóng (tỏi, tiêu, hành sống, ớt, sả).
  • Vệ sinh: Viêm bờ mi là tình trạng hay tái phát vì vậy phải thường xuyên làm sạch da và mí mắt để tránh bệnh quay trở lại. Ngoài việc làm sạch lông mi, cũng có thể gội đầu và lông mày bằng dầu gội chống vi khuẩn để giúp kiểm soát viêm bờ mi. Sau một ngày sinh hoạt hoặc làm việc, trước khi ăn cơm tối phải rửa mặt một lần để lau sạch bụi bặm cho da mặt và vùng mắt.
  • Dùng thêm dầu cá (uống) theo liều thông thường. Trong dầu cá có vitamin A, có tác dụng ngừa chắp (chắp là hậu quả của chứng viêm tắc ống dẫn tuyến bã trong mi mắt).
  • Ngoài ra, phải bảo đảm giấc ngủ, tránh đọc sách quá khuya.

Trên đây là nguyên nhân mụn nước ở mí mắt và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Related Post