Điểm thi: hết Hà Giang, Lạng Sơn lại đến Bạc Liêu kiểm điểm

Vụ gian lận thi cử ở Hà Giang hay sự cố một nhóm thí sinh có điểm cao bất thường ở tỉnh Lạng Sơn chưa qua thì dư luận xã hội lại thêm nao núng khi nghe tin điểm thi của các thí sinh tỉnh Bạc Liêu có bước “nhảy vọt” lên đứng thứ 7/63 tỉnh thành của cả nước.

Trước đó, bí thư Hà Giang lên tiếng về việc gian lận thi cử ở tỉnh này

Nghi vấn điểm cao bất thường của các thí sinh tỉnh Bạc Liêu

Nhận được thông tin này, vào ngày 20/7, sở GD @ ĐT tỉnh Bạc Liêu đã ra công văn yêu cầu rà soát, báo cáo veef nghi vấn điểm thi THPT 2018 quốc gia vừa qua.

Công văn nêu rõ, mọi thủ tục hành chính cần được tiến hành nhanh, công khai. Cụ thể, thời gian báo cáo về sở chậm nhất là đến ngày 25/7. Như vậy, tính từ lúc ra chỉ thị đến khi hoàn thành chỉ có 5 ngày.

Đa số những cán bộ được giao nhiệm vụ này đều không từ chối trách nhiệm, sẵn sàng bất chấp thời tiết “mưa bão” để làm đúng, làm đủ và làm kịp.

Còn về phía lãnh đạo trường, chủ tịch hội đồng tuyển sinh kỳ thi THPT quốc gia 2018 cho rằng: Không có gì là bất thường. Bởi mọi khâu từ thủ tục, số báo danh, coi thi, chấm thi chúng tôi đều làm rất nghiêm túc, đúng quy trình. Còn trong thời gian ôn tập, cả thầy và trò đều nỗ lực cố gắng để đạt kết quả cao. Sự vươn lên của các em trong học tập là một tín hiệu đáng mừng.

Lãnh đạo Bạc Liêu họp chỉ đạo nghi vấn điểm thi

Được biết, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2018 của tỉnh Bạc Liêu gần 100%, có 3 điểm 10, còn năm 2017 có 16 điểm mười.

Mức điểm thi trung bình năm nay đứng thứ 7/63, còn năm ngoái cũng nằm ở top 10.

Gian lận thi cử ở Hà Giang, Lạng Sơn

Trước đó, Bộ GD&ĐT đã vào cuộc để điều tra vụ gian lận thi cử ở Hà Giang và Lạng Sơn. Cũng xuất phát từ nghi vấn: tại sao ở những trường vùng cao lại có những thí sinh điểm cao bất ngờ như vậy. Điều đáng nói là những thí sinh này từ điểm kém được nâng lên thành số điểm cao nhất nhì cả nước, là con của lãnh đạo huyện, tỉnh Hà Giang.

Qua điều tra ban đầu đã xác định thủ phạm là phó phòng khảo thí chất lượng thi sở GD@ĐT tỉnh Hà Giang  – ông Vũ Trọng Lương. Thời gian sửa bài thi theo “đơn đặt hàng” của mỗi bài thi chỉ diễn ra trong vòng 6 giây đồng hồ. Ngoài ra, cũng đã vạch mặt được những kẻ “tiếp tay” cho ông Vũ Trọng Lương.

Sự việc tương tự cũng xảy ra ở một tỉnh miền núi phía Bắc, tỉnh Lạng Sơn. Một nhóm thí sinh có điểm cao “ngất trời” chính là nhóm trung đoàn cảnh sát cơ động. Mặc dù lãnh đạo sở GD&ĐT đã lên tiếng ‘chúng tôi học thật thi thật do đó điểm thật’ nhưng sự “trùng hợp ngẫu nhiên” này khiến ai cũng phải hoài nghi.

Không chỉ ở Hà Giang, Lạng Sơn, Bạc Liêu mà ở Kon Tum cũng có một nhóm thí sinh đạt số điểm gần tuyệt đối. Hầu hết, chủ tịch hội đồng tuyển sinh kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở các khu vực trên đều khẳng định đó là “điểm thực”. Nếu đúng là điểm thực thì đó là một dấu hiệu đáng mừng cho thí sinh, phụ huynh, cho trường và cho cả ngành giáo dục nước nhà.

Thế nhưng, rồi mai đây các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, các em sẽ đưa đất nước về đâu khi mà năng lực của các em còn không đủ để vào một trường cao đẳng, đại học? Liệu các em có yên tâm nở nụ cười khi mình ngồi nhầm ghế, nhầm chỗ.

Đáng buồn thay! Bệnh thành tích đã len lỏi từ xã hội đến học đường. Thí sinh, nhà trường, sở đều thi đua. Cạnh tranh bản chất là tốt nhưng vấn đều là phải cạnh tranh bình đẳng để những phát triển hơn. Những thí sinh có thành tích thực sự xứng đáng để vinh danh và là động lực để những người khác cố gắng noi theo.

5/5 - (8 bình chọn)

Related Post